Hoa Phong Lữ là một loài hoa đẹp được trồng chậu trang trí phòng khách, bàn làm việc, trang trí không gian sinh hoạt của gia đình, hay làm quà tặng khách hàng, tặng bạn bè và người thân. Bạn có thể tìm hiểu về những ý nghĩa và công dụng của loài hoa Phong Lữ trong bài viết này, hãy cùng shop hoa tươi tươi bình dương chúng tôi tìm hiểu về loài hoa này nhé.!!
Nội Dung Bài Viết
Đặc điểm và nguồn gốc hoa phong lữ
Phong Lữ người ta thường gọi là Phong lữ thảo. Ngoài ra cây còn được gọi với nhiều tên khác như Thiên Trúc Qùy, hay gọi tắt là Phong lữ. Tên khoa học của Phong lữ thảo: Pelargonium zonale L, ngoài ra theo tiếng Anh phong lữ thảo có tên là Geranium. Loài hoa phong lữ thảo này có nguồn gốc xuất xứ từ Địa Trung Hải. Hiện nay phong lữ thảo được trồng ở nhiều nơi trên thế giới ở nhiều quốc gia khác nhau.
Cây Phong lữ thảo có dạng thân thảo, thân có màu xám xanh, trên thân được bao phủ một lớp lông tơ mỏng màu trắng. Chiều cao thân cây thấp vào khoảng từ 17 đến 45cm. Đặc trưng của thân Phong lữ thảo là cách mọc, thân của cây có kiểu mọc đứng, có nhiều nhánh, thân cây có dạng hình trụ và có cấu trúc mọng nước. Phong Lữ Thảo lá có màu xanh, trên lá cũng được bảo phủ lớp lông tơ màu trắng, hặc màu trắng xám. Hình dạng lá như những cánh hoa, xoăn ở các mép lá và có kiểu mọc đối, trong lá có chứa các túi tinh dầu và có mùi thơm.
Ý Nghĩa Hoa Phong Lữ
Hoa phong lữ dường như có một số ý nghĩa trái ngược nhau, nghĩa là bạn phải dựa vào cả hoàn cảnh lẫn màu sắc để có thể tùy chỉnh ý nghĩa của chúng. Phong lữ mang nhiều màu sắc khác nhau nên cũng tạo thành sự đa dạng về ý nghĩa. Mỗi màu sắc của Phong lữ mang một ý nghĩa khác nhau.
- Hoa phong lữ màu trắng: theo truyền thuyết, phong lữ trắng đã từng được tin dùng để đẩy lùi những con rắn nên thường được trồng ở gần nhà hoặc là ở những khu vực có rắn.
- Hoa phong lữ màu đỏ: chính là lời cảnh báo cho người cư ngụ về việc là sẽ có người lạ tiếp cận bằng cách mặt đối mặt với hướng của người lạ.ưa chuộng nhất có hương rất thơm và thường là màu hồng hoặc đỏ, biểu tượng của “sự ưu ái”.
- Hoa phong lữ hồng: thường là tượng trưng trong các câu thần chú của tình yêu.
>>Tìm hiểu thêm những ý nghĩa của Hoa Ngọc Lan
Cách trồng và chăm sóc cây Phong Lữ
Phong lữ thảo đứng thích hợp với nhiệt độ 20- 30 oc. đủ ánh sáng, thoáng gió. Phong lữ thảo đứng là dạng cây đứng nên có rễ khoẻ, nhu cầu nước độ ẩm trung bình, dinh dưỡng lớn nên trong giá thể trồng nên tỷ lệ lớn, đất trồng phải nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Bạn cần phải lưu ý tưới ngày 1-2 lần, nhẹ nhàng quanh gốc cây, nếu độ ẩm cao, trời không nắng nhiều có thể giảm lượng nước tưới, tránh để cây thiếu nước lâu ngày khô hoặc quá úng nước gây hỏng rễ. phân bón đầy đủ theo chu kỳ để cây phát triển tốt nhé.
Công Dụng Cây Hoa Phong Lữ Thảo
Cây Hoa Phong Lữ không chỉ là một loại hoa tươi đẹp, dùng để làm trang trí cho ngôi nhà của bạn, mà phong lữ còn được dùng để chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu của phong lữ được chiết xuất từ thân cây hoa chủ yếu là cành và lá của cây phong lữ, mang mùi thơm dịu nhẹ pha chút thơm mát.
Phong Lữ Thảo loài cây mang lại là để trang trí làm hoa cảnh trong các gia đình, khu tập thể, trường học, bệnh viện, công viên, nà hàng, khách sạn…. Chủ yếu hoa được trồng trong chậu, được đặt các vị trí dưới đất hoặc treo ở các ban công. Hoa tạo nên vẻ đẹp cho không gian sống, đồng thời hoa còn tỏa mùi thơm để làm thơm không gian, tạo cảm giác tươi mới cho cuộc sống.
Trên đây những chia chia của Misshoa chúng tôi về những ý nghĩa và cong dụng của cây hoa phong lữ thảo trong cuộc sống, nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng tham khảo nhé.
>>Nếu bạn quan tâm hãy xem thêm loài Hoa Bất Tử tại đây