Một số loại cây xanh được dùng để bố trí, thiết kế nhà cửa theo phong thủy. Nó giúp việc ngăn dữ đón lành, điều hòa sinh khí, đem lại tài lộc, che chở cho gia chủ. Với loài cây hoa Hòe không còn xa lạ với đời sống, con người. Cái tên thực sự quá quen thuộc, nhiều nơi người ta còn gọi hoa hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ bởi những mỗi vùng miền đều có một sở thích khác nhau. Vậy bạn có biết ý nghĩa, công dụng của Cây Hoa Hòe, dưới đây shop hoa tươi huyện Giồng Trôm chúng tôi chia sẻ cho các bạn biết thêm về loài hoa Hòe trong phong thủy, hãy cùng tham khảo nhé.
Nội Dung Bài Viết
Nguồn gốc Của Cây Hoa Hòe
Cây hoa hòe còn có nhiều tên gọi khác nhau như câu hòe hoa mễ, cây hòe hoa, cây hòe mễ. cây hoa hòe còn có tên khoa học là Sophora japonica L. Cây có nguồn gốc từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và được du nhập vào nước ta khá lâu. Vốn dĩ cây hòe được phân bố chủ yếu ở bản địa Đông Á. Sinh sống chủ yếu từ Trung Quốc, di thực đến Nhật Bản. Ở Việt Nam thì cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, có nhiều làng quê Thái Bình rất thích trồng và tập trung chủ yếu ở các vùng như: Thái Thụy, Vũ Thư.
Đặc điểm của Hoa Hòe
Hoa hòe thuộc dạng cây thân gỗ lâu năm có chiều cao có thể lên đến 15m ngoài tự nhiên. Cây với dáng thẳng và tán lá tròn rộng phủ diện tích khá lớn. Điểm thu hút và cũng là có giá trị nhất của cây đó chính là hoa của chúng.
Hoa hòe có hình đài hình chuông, màu vàng xám. Sau khi hoa nở thì đậu quả, những quả này sẽ không mở rất dày dặn được đất nhỏ lại và ở giữa có các hạt. Những hạt này có khả năng gieo trồng phát triển thành cây con.
Hoa Hòe mọc thành chùm to với những bông hoa nhỏ li ti hình chùy màu trắng ngà. Hoa chưa nở có chiều dài khoảng 4-10mm có màu vàng mùi thơm và vị hơi đắng. Qủa hòe thuộc dạng đậu dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.
Hình ảnh của cây hoa Hòe
>>Tìm hiểu thêm về những ý nghĩa của hoa lan nam phi
Công Dụng Của Hoa Hòe
Trong tài liệu cổ cho biết hoa hòe có tinh chất vị đắng, tính bình, quả vị đắng có tính hàn. Vì thế, hoa thuộc vào 2 kinh can và đại tràng, quả kinh can có tác dụng làm lương huyết thanh, chỉ huyết. Quả có tính chất như hoa, nó có thể gây thai sử dụng để chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, máu cam,..Người dân vẫn luôn truyền tai nhau hoa hòe sử dụng làm thuốc cầm máy, sử dụng chữa các bệnh ho ra máy, đổ máu cam, tiểu tiện ra máy thì dùng hoa sắc nước uống ngày uống khoảng 5-20 gam dạng thuốc sắc.
Hoa hòe thường được sử dụng cho những người thường xuyên bị huyết áp, mao mạnh dễ vỡ, phòng ngừa bệnh đứt mạch máu não, xuất huyết các bệnh cấp tính như viêm thận, phổi không rõ nguyên nhân. Ngoài ra cây còn có tác dụng với bệnh tăng huyết áp, được chế thành viên thuốc chứa 0,02g, sử dụng ngày 3 lần mỗi lần từ 1 đến 2 viên.
Các trồng và chăm sóc Hoa Hòe
Khi trồng thì cần rải một lớp cát nhỏ, đất mịn dày 7-10cm. Sau đó rắc đều các hạt hoa và phủ lên một lớp đất dày khoảng 4cm – 5cm, tưới nước thường xuyên khi trồng đã được 20-30 ngày, lúc đó hạt nảy mầm, cây phát triển chiều cao được 5-7cm có 2-3 cặp lá nhỏ. Lúc này chúng ta có thể sử dụng cho vào bầu nilon để đóng đầy đất màu, xếp theo từng hàng để làm gian che bớt ánh sáng trực tiếp và tưới nước thường xuyên.
Hoa hòe có khả năng chịu hạn tốt ở mùa khô chỉ cần tưới thêm nước thì cây sẽ phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, có thể sử dụng phân chuồng để thay thế cho phân vô cơ khi cây cao khoảng 1,2 – 1,5m thì ngắt ngọn để hoa ra ở đầu cành, càng nhiều cách thì càng nhiều hoa. Thông thường cây hòe cho hoa trồng từ 4-8 năm thì mỗi năm cho thu từ 8-10kg hoa hòe khô. Cây Hoa Hòe trồng 4 – 5 năm có thể cho từ 8 – 10kg hoa khô. Sau khi đã ngắt chùm Hoa Hòe, loại bỏ lá, cuống hoa đem phơi khô là có thể bán được.
Trên đây những chia sẻ của Misshoa chúng tôi về những ý nghĩa và công dụng của cây hoa Hòe, nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè cùng tham khảo nhé.
>>Quý khách có thể tham khảo những công dụng và ý nghĩa các loài hoa trên thế giới tại đây